Để giảm bớt sự bận rộn trong việc bếp, máy rửa chén là thiết bị được nhiều người dùng lựa chọn với khả năng tự động rửa sạch và tiết kiệm thời gian. Vậy cấu tạo máy rửa bát ra sao để có thể vận hành thông minh như thế, cùng Bếp Xanh tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.
Máy rửa chén là gì?
Máy rửa chén là thiết bị bếp thông minh sử dụng điện có khả năng tự động rửa chén bát, ly, đũa, xoong nồi, chảo và các dụng cụ ăn uống khác. Bằng cách sử dụng lực phun cực mạnh từ tay phun xoay 360 độ kết hợp nước nóng, máy đem lại khả năng làm sạch chén bát hiệu quả.
Máy rửa chén là thiết bị bếp hỗ trợ việc rửa chén nhanh chóng và sạch bóng
Cấu tạo của máy rửa bát
Máy rửa bát được thiết kế với nhiều bộ phận, để thuận tiện cho việc hình dung Bếp Xanh sẽ chia làm 2 phần là: bộ phận bên ngoài và bộ phận bên trong máy rửa chén. Chúng bao gồm các thành phần như sau:
Bộ phận bên ngoài máy rửa chén
Vỏ máy
Trong quá trình vận hành, máy sẽ thường xuyên sử dụng nước nóng để rửa chén nên vỏ máy bên ngoài cần được hoàn thiện cứng cáp và chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người dùng. Chính vì vậy, vỏ máy rửa chén thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, có độ bền cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó, bề mặt vỏ máy cũng sẽ được sơn tĩnh điện để mang lại khả năng cách điện, do đó nếu chạm vào vào bề mặt máy mà cảm giác giật hay tê tay thì khách hàng cần dừng sử dụng máy và báo cho bộ phận kỹ thuật để sửa chữa kịp thời.
Vỏ máy rửa chén
Tay nắm
Tay cầm nằm ở mặt trước máy rửa chén bát có tác dụng mở cửa máy, chúng thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại tùy thuộc vào từng mẫu máy. Phần tay cầm được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, ví dụ như: tay cầm lắp nổi nằm ngang, tay nắm âm, tay cầm dạng tròn,... Một số dòng máy rửa bát cao cấp sẽ không có tay cầm, thay vào đó là sử dụng cảm ứng để mở cửa máy.
Tay nắm máy rửa chén
Bảng điều khiển
Trong cấu tạo máy rửa chén, bảng điều khiển là bộ phận quan trọng có tác dụng "chỉ huy” vận hành máy. Bảng điều khiển của máy rửa chén cho phép người sử dụng chọn chương trình rửa, tùy chỉnh các tùy chọn rửa và điều khiển máy hoạt động. Bảng điều khiển thường bao gồm một màn hình hiển thị thông số, các nút bấm (nút cơ hoặc cảm ứng) và các đèn LED.
Với các dòng máy rửa chén mini, độc lập và bán âm, bảng điều khiển máy rửa chén sẽ được đặt ở mặt trước để thuận tiện cho việc điều khiển. Riêng với dòng máy rửa chén âm tủ, bảng điều khiển sẽ nằm ở mặt trên của cánh cửa.
Bảng điều khiển máy rửa chén
Ống dẫn nước vào và ống thoát nước ra
Ở mặt sau, cấu tạo máy rửa chén bát sẽ có 2 đường nước lắp ống dẫn nước vào và ống thoát nước ra. Ống dẫn nước vào thường được kết nối với vòi nước bếp hoặc nguồn nước của gia đình để cung cấp nước cho máy rửa chén hoạt động, trong khi đó ống thoát nước ra thường được kết nối với ống thoát của bồn rửa chén hoặc ống thoát riêng biệt để thải nước thừa sau mỗi chu trình rửa chén.
Đường ống dẫn và thoát nước máy rửa bát
Bộ phận bên trong máy rửa chén
Các giàn rửa
Giàn rửa là một trong những bộ phận chính của máy rửa chén có chức năng chứa chén, đĩa, xoong, nồi và các vật dụng cần rửa khác. Chúng thường được làm từ nhựa hoặc thép không gỉ, chịu được tải trọng lớn. Một số giàn rửa có thể điều chỉnh được độ cao để phù hợp với nhu cầu rửa của người dùng. Tuỳ vào sức chứa, máy rửa chén sẽ có từ 2-3 giàn rửa.
Giàn rửa bên trong máy rửa chén bát
Tay phun
Tay phun của máy rửa chén có thể xoay tròn 360 độ, có chức năng phân phối nước và chất tẩy rửa đến các giàn rửa. Tay phun sẽ kết nối với các ống dẫn nước, được điều khiển bằng bộ phận cấp nước và cảm biến nhiệt để đảm bảo áp suất nước và nhiệt độ nước phù hợp cho quá trình rửa.
Trong máy rửa chén, tay phun được lắp đặt ngay bên dưới giàn rửa. Tuỳ vào dòng máy sẽ có từ 1 hoặc 2 tay phun.
Vị trí tay phun nước
Hộc đựng muối và viên rửa
Máy rửa chén không sử dụng nước rửa chén bằng tay thông thường để vận hành mà sử dụng viên rửa chuyên dụng. Viên rửa này được đặt ở hộc đựng nằm ở mặt trong của cánh cửa và sẽ được tự động đưa vào quá trình rửa theo chương trình được chọn. Ngoài ra, hộc đựng còn có thêm ngăn nhỏ chứa nước làm bóng (hay còn gọi là nước trợ xả), có tác dụng giúp chén đĩa sạch bóng hơn sau khi rửa.
Bên cạnh đó, máy rửa chén cũng có thêm hộc đựng muối có tác dụng làm mềm nước, giảm sự tích tụ cặn bẩn trong quá trình sử dụng và tăng tuổi thọ cho máy. Với những gia đình sử dụng nguồn nước có nhiều tạp chất thì việc dùng thêm muối rửa chén là cần thiết, tránh cặn còn bám lại trên chén bát sau khi rửa.
Hộc chứa muối, viên rửa chén, nước làm bóng
Bộ phận đựng rác
Bộ phận đựng rác giúp giữ lại các mảnh vụn thức ăn hoặc cặn rác thừa bị rơi vào quá trình rửa. Bộ phận này có thể tháo lắp dễ dàng, do đó sau mỗi chương trình rửa bạn nên tháo ra để vệ sinh nhằm tránh tình trạng bốc mùi hôi, ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
Hộc đựng rác
Bộ phận sấy
Khi quá trình rửa kết thúc, bộ phận sấy sẽ được kích hoạt để thổi khí nóng và hơi ẩm qua các bộ phận sấy để loại bỏ hơi ẩm trên bát đĩa. Các bộ phận sấy thường được trang bị các quạt gió và các loại bộ lọc khác nhau để giúp đẩy lượng hơi ẩm ra khỏi máy và duy trì không khí khô ráo bên trong.
Bộ phận sấy của máy rửa chén thường được điều khiển bằng các cảm biến nhiệt hoặc các thiết bị khác để đảm bảo rằng nhiệt độ và áp suất của hơi nóng đủ để loại bỏ hơi ẩm. Các bộ phận sấy cũng có thể được trang bị với các tính năng khác như chế độ tiết kiệm điện và khả năng điều chỉnh nhiệt độ để đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng.
Bộ phận sấy chén bát
Riêng cấu tạo máy rửa bát Bosch thì một số dòng Series 8 cao cấp sẽ có thêm khoang chứa các hạt đá khô Zeolith. Trong quá trình rửa, độ ẩm trong trong lòng máy rửa chén sẽ được hút vào trong một hộp chứa khoáng chất Zeolith cho hiệu quả sấy khô cực nhanh, bất kể là vật liệu cũng sẽ được sấy khô ráo, từ thủy tinh, sành sứ, nhựa,...Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy rửa chén có hiệu quả sấy khô tốt thì máy rửa bát Bosch có sấy Zeolith sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc.
Bộ phận cảm biến nhiệt
Bộ phận cảm biến nhiệt giúp đo nhiệt độ của nước và điều chỉnh áp suất nước để đảm bảo nước có độ nóng và áp suất phù hợp cho quá trình rửa. Bộ phận này thường được tích hợp vào tay phun hoặc bộ phận cấp nước và sấy.
Nguyên lý hoạt động của máy rửa chén
Nguyên lý hoạt động của máy rửa chén là sử dụng áp suất nước cao kết hợp các chất tẩy rửa để loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ bám trên vật dụng bếp. Quá trình này được hỗ trợ bởi các bộ phận tay phun, chất tẩy rửa và bộ phận sấy để đảm bảo các vật dụng trên bát đĩa được khô ráo trước khi lấy ra sử dụng.
Nguyên lý hoạt động máy rửa bát cơ bản
Khi đã nắm sơ qua các bộ phận của máy rửa bát, chúng ta sẽ dễ dàng hình dung cách vận hành máy như sau:
Bước 1: Sau khi chọn xong chương trình cần rửa và đóng cửa máy, máy sẽ tự động bơm nước vào.
Bước 2: Trừ những chương trình rửa tráng, rửa nhanh không cần sử dụng nước nóng, nếu bạn chọn các chương trình rửa chính khác thì máy sẽ làm nóng nước đến nhiệt độ thích hợp.
Bước 3: Máy sẽ tự động mở hộp đựng chất tẩy rửa vào thời điểm thích hợp trong chu trình.
Bước 4: Máy phun nước thông qua các tay phun với áp lực nước cao. Tay phun xoay 360 độ làm sạch vết đồ ăn trên bát đĩa ở mọi ngóc ngách trong máy.
Bước 5: Xả nước bẩn lần 1.
Bước 6: Máy tiếp tục phun thêm nước nóng với áp lực cao để rửa sạch bát đĩa.
Bước 7: Xả nước bẩn lần 2.
Bước 8: Ở bước cuối cùng máy sẽ sấy khí nóng để làm khô chén đĩa.
Ưu điểm và nhược điểm của máy rửa chén
Ưu và nhược điểm khi dùng máy rửa chén gia đình
Ưu điểm máy rửa chén
Tiết kiệm thời gian và công sức: Người dùng không cần phải dành nhiều thời gian để rửa bát đĩa bằng tay và có thể dễ dàng thực hiện các công việc khác trong khi máy rửa chén đang hoạt động.
Hiệu quả cao: Máy rửa chén có thể loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác trên bát đĩa một cách hiệu quả. Nhờ rửa bằng nước nóng kết hợp chế độ sấy khô, chén đĩa xoong nồi sẽ được rửa sạch bóng và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ gia đình.
Tiết kiệm nước hiệu quả: Máy rửa chén sẽ rửa bát đĩa theo chu trình được thiết lập sẵn nên chỉ tiêu thụ lượng nước cần thiết để rửa sạch các vật dụng (thường là 11-20L nước). Trong khi đó, với việc rửa bằng tay người dùng có thể vô tình lãng phí nước nếu không nhận ra. Một số máy rửa chén có tính năng tái sử dụng nước trong quá trình rửa bát đĩa, giúp giảm lượng nước tiêu thụ, điều này không thể thực hiện được khi rửa bằng tay.
Nhược điểm máy rửa bát
Giá thành cao: Với công nghệ hiện đại và tiên tiến, máy rửa chén thường có giá thành cao. Do đó với những gia đình có ngân sách hạn chế thì thường sẽ không mua sản phẩm này.
Không thể làm sạch một số vật dụng: Máy rửa chén không thể làm sạch tất cả các vật dụng như thớt hay các sản phẩm gỗ khác. Điều này đòi hỏi người dùng phải rửa chúng bằng tay.
Tóm lại, nếu bạn có đủ tài chính và muốn tiết kiệm thời gian, công sức trong việc rửa bát đĩa thì việc mua máy rửa chén sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Ngoài ra, máy rửa chén cũng tiết kiệm nước hơn so với rửa bằng tay, giúp bạn tiết kiệm chi phí cho hóa đơn điện nước hằng tháng.
Bài viết trên đây Bếp Xanh đã cung cấp thông tin về khái niệm, cấu tạo máy rửa bát, nguyên lý hoạt động cũng như ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này. Hy vọng với những thông tin trên, quý khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về máy rửa chén để ra quyết định chọn mua phù hợp cho gia đình mình. Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm máy rửa chén cũng như mua sắm máy rửa chén chính hãng, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1800.6775 để được Bếp Xanh hỗ trợ tốt nhất nhé.